Chiều im im

"Chiều

Im im không nói

Đi trên phố

Rất đông

Chiều

Im im không nói

Đi trên phố

Quá ồn

Chiều

Im im không nói đi trên phố đông

Im im không nói đi trên phố ồn

Im im bánh xe quay vù

Chiều

Gió im im bụi nắng im im bụi

Làn mây im im ám khói trời xanh im im ám khói

Chiều

Im im trên phố đi đi qua phố

Ôm nắng ôm bụi ôm gió

Đem về nhà tắm rửa

Chiều

Im im và sạch sẽ

Ngồi trong phòng tắm

Im im chờ đêm lên

"[Tập thơ Lô Lô – 2005 – Ly Hoàng Ly]

hổng có thích thơ lắm nên nhớ thơ kém, bữa nay tự nhiên nhớ ra bài này, cũng lâu rồi, xem trong lúc coi cọp ở nhà sách, chả biết vì sao lại nhớ nó lâu vậy nữa 😐

30159454_lolo251206

Who the hell knows?

“When we were five,

572
00:49:54,609 –> 00:49:57,942
they asked us what we wanted to be
when we grew up…

573
00:49:57,942 –> 00:50:02,601
Our answers were things like
astronaut, president…

574
00:50:02,601 –> 00:50:05,402
Or in my case, a princess.

575
00:50:05,402 –> 00:50:07,941
When we were ten,
they asked again,

576
00:50:07,941 –> 00:50:10,995
and we answered,
rock star, cowboy,

577
00:50:10,995 –> 00:50:13,833
or in my case,
a gold medalist.

578
00:50:13,833 –> 00:50:17,245
But now that we’ve grown up,
they want a serious answer.

579
00:50:18,302 –> 00:50:21,092
Well, how about this…

580
00:50:21,092 –> 00:50:23,165
who the hell knows?

581
00:50:26,928 –> 00:50:29,129
This isn’t the time to make
hard and fast decisions,

582
00:50:29,129 –> 00:50:31,803
this is the time
to make mistakes.

583
00:50:31,803 –> 00:50:34,905
Take the wrong train
and get stuck somewhere.

584
00:50:34,905 –> 00:50:38,374
Fall in love,
a lot.

585
00:50:39,002 –> 00:50:43,215
Major in philosophy, because there’s
no way to make a career out of that.

586
00:50:43,215 –> 00:50:46,730
Change your mind, and change it again,
because nothing is permanent.

587
00:50:47,905 –> 00:50:50,397
So, make as many mistakes
as you can.

588
00:50:51,188 –> 00:50:53,644
That way, someday,
when they ask what we wanna be…

589
00:50:54,358 –> 00:50:59,335
we won’t have to guess.
We’ll know.”

[Quote from film subtitle]

Nơi ấy …

 

Gió
Con đường ấy
Và nắng trên hàng cây

Nhớ
Sao lại nhớ?
Sao hình bóng vẫn còn đây?

Những nơi hò hẹn
Những gương mặt quen
Và ta nhớ ơi là nhớ.. vui buồn thuở xưa mộng mơ

Còn lại nơi ấy mắt biếc
Còn lại nơi ấy luyến tiếc
Còn lại nơi ấy bao ước mơ tan vào nhau
Còn lại nơi ấy dấu vết
Còn lại nơi ấy giá rét
Còn lại nơi ấy nơi phố quen ta gặp nhau
Ta gặp nhau

Vẫn là
Con đường ấy
Và nắng vẫn chiếu qua hàng cây
Vui biết mấy
Gặp lai đây
Điều trông thấy, ngày hôm nay

Những nơi hò hẹn
Những gương mặt quen
Và ta nhớ ơi là nhớ.. vui buồn thuở xưa mộng mơ

Và ta đi.. đến chân trời xa
Để một ngày ta sẽ quay về nhà
Dù có.. có bao điều mới
Chẳng ngăn được ta
Là vì ta vẫn biết ..

Cài đặt OpenCV trên Visual Studio 2010 – Windows 7 (x86-x64)

OpenCV là thư viện mã nguồn mở về Computer Vision do Intel thiết kế, cung cấp các hàm, lớp ứng dụng các thuật toán về xử lý ảnh với ngôn ngữ C/C++.

Để cài đặt và sử dụng OpenCV (phiên bản hiện nay là OpenCV 2.1.0) với Visual Studio 2010 (trên Windows 7 x86_x64), cần phải download các phần sau:

1. OpenCV: thư viện OpenCV 2.1.0. Download file cài đặt tại đây .

2. CMake: phiên bản OpenCV 2.x chỉ cung cấp mã nguồn chứ không tích hợp tập thực thi và cấu hình dự án cho từng mội trường phát triển. Vì thế ta sử dụng CMake để tạo, cấu hình dự án cho phù hợp với môi trường phát triển, cụ thể ở đây là tạo project để build file .dll và .lib để sử dụng OpenCV trong Visual Studio 2010 trên Windows x64. Download file cài đặt tại đây.

Các bước cài đặt OpenCV:

1. Chạy file OpenCV-2.1.0-win32-vs2008.exe để cài đặt OpenCV. Lưu ý khi cài đặt lựa chọn: Add OpenCV to the system PATH. Đường dẫn mặc định của chương trình là: C:\OpenCV2.1

OpenCV Setup

2. Cài đặt CMake.

3. Tiếp theo, ta sẽ sử dụng CMake tạo project để build file thư viện OpenCV phù hợp với Visual Studio 2010. Vào C:\OpenCV2.1, tạo thư mục build để chứa project.

Configure CMake

4. Click nút Configure để lựa chọn môi trường phát triển, ở đây lựa chọn Visual Studio 10 Win64. Click Finish.

Configure CMake for Visual Studio 2010 win64

5. Nhấn chọn tiếp nút Configure lần nữa, sau đó nhấn nút Generate để hoàn tất việc tạo project:

Configure CMake for Visual Studio 2010 win64

6. Vào C:\OpenCV2.1\build, mở file OpenCV.sln vừa tạo:

OpenCVBuild project

7. Khi biên dịch file .dll và .lib cho OpenCV, nên lưu ý chế độ của project là debug hay release. Riêng trong trường hợp này, biên dịch để sử dụng trong Visual Studio 2010 trên Windows 7 x64, để tránh xảy ra lỗi : the application was unable to start correctly 0xc0150002 về sau, nên để chế độ là release.

Release Mode VS 2010

8. Biên dịch chương trình, sau khi biên dịch, ta sẽ có các file OpenCV dll trong C:\OpenCV2.1\build\bin\Release và OpenCV lib trong C:\OpenCV2.1\build\lib\Release. Ngoài ra, các tập tin header .h nằm ở địa chỉ: C:\OpenCV2.1\include\opencv

Build OpenCV with VS2010

9. Tiếp theo, ta sẽ tạo thử một project chạy thử sử dụng thư viện vừa biên dịch trên. Tạo mới Project, đặt tên là OpenCV Demo:

New Project VS2010

10. Cấu hình Visual Studio 2010 để reference các đường dẫn đến các file .h, .dll, .lib. Với phiên bản cũ hơn, chẳng hạn như Visual Studio 2008, khi cấu hình sẽ vào Tools-> Options-> VC++ Directories để cấu hình cho tất cả các project, tuy nhiên, ở Visual Studio 2010 thì chỉ cho phép cấu hình riêng với từng project. Click chuột phải vào project, chọn Properties:

Project Properties - VS 2010

11. Cấu hình VC++ Directories:

  • Include Directories… add: ‘C:\OpenCV2.1\include\opencv;’
  • Library Directories:
        • Debug Builds.. add: ‘C:\OpenCV2.1\build\lib\Debug’, ‘C:\OpenCV2.1\build\bin\Debug’
    • Release Builds.. add: ‘C:\OpenCV2.1\build\lib\Release’, ‘C:\OpenCV2.1\build\bin\Release’
  • Source Directories… add: ‘C:\OpenCV2.1\src\cv; C:\OpenCV2.1\src\cvaux; C:\OpenCV2.1\src\cxcore; C:\OpenCV2.1\src\highgui; C:\OpenCV2.1\src\ml;’
  • Linker -> Input -> Additional Dependencies…
    • Debug Builds.. add: ‘cv210d.lib; cxcore210d.lib; highgui210d.lib;’
    • Release Builds.. add: ‘cv210.lib; cxcore210.lib; highgui210.lib;’

    Configure VC++ Directories - VS2010

    Configure VC++ Directories for OpenCV - VS2010

    Configure VC++ Directories for OpenCV - VS2010

    12. Nội dung file OpenCVDemo.cpp:

    #include “stdafx.h”

    #include <cv.h>
    #include <cxcore.h>
    #include <highgui.h>

    int _tmain(int argc, _TCHAR* argv[])
    {
    IplImage *img = cvLoadImage(“test.jpg”);
    cvNamedWindow(“Image:”,1);
    cvShowImage(“Image:”,img);

    cvWaitKey();
    cvDestroyWindow(“Image:”);
    cvReleaseImage(&img);

    return 0;

    }

    13. Copy file test.jpg vào C:\Users\USERNAME\Documents\Visual Studio 2010\Projects\OpenCVDemo\OpenCVDemo để chạy thử chương trình. Biên dịch chương trình ta được kết quả:

    OpenCV Demo

  • Qwiki – công cụ tìm kiếm tương lai?

    Gõ tên từ khóa, nhấn nút tìm kiếm, và kết quả hiện ra là một video trình bày thông tin, hình ảnh với giọng nữ thuyết minh như vẫn thường gặp trong các phim khoa học giả tưởng. Đó là một trải nghiệm thú vị với Qwiki – công cụ tìm kiếm “có thể nói chuyện”

    Qwiki tóm tắt text và thông tin từ Wikipedia và các nguồn khác để trình bày thông tin về từ khóa cần tìm kiếm một cách trực quan và sinh động. Các nhà phát triển nhấn mạnh rằng Qwiki không phải là một search engine, mà là một platform có thể được phát triển sử dụng vào các ngữ cảnh khác nhau. Hiện thời Qkiwi là ứng dụng để trình bày trải nghiệm thông tin với các loại nội dung, tương lai nó sẽ được phát triển hơn nữa, chẳng hạn như ở buổi demo Qwiki, nó còn được trình diễn dạng báo thức, nhắc nhở trên điện thoại bằng giọng nói.

    Qwiki hiện đang ở phiên bản thử nghiệm alpha, để sử dụng cần phải đăng kí tài khoản. Link: http://www.qwiki.com

    Qwiki AlphaQwiki

    Thử với từ khóa là “Thủ Đức” để tìm thông tin về quận Thủ Đức chẳng hạn, đây là kết quả từ với từ khóa này.

    Training tiếp cận nền tảng công nghệ Microsoft dành cho sinh viên

    Kết hợp cùng CLB LiveClub tại trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Microsoft tổ chức chương trình training công nghệ Microsoft dành cho sinh viên.

    Chi tiết của chương trình training:

    Nội dung:

    Buổi

    Chuyên đề

    Thời lượng

    Người trình bày

    1

    Phát triển ứng dụng .Net 4.0 với công cụ Visual Studio 2010

    90’

    Nguyễn Bảo Duy – MSP Lead

    Trần Xuân Chiến – MSP

    1

    Phát triển Web trên nền tảng ASP.NET MVC 2.0

    90’

    Lê Dương Công Phúc – MSP Specialist

    2

    Phát triển ứng dụng với Expression Studio

    60’

    Trần Thị Thanh Hương – MSP Specialist

    2

    Tiếp cận với phát triển ứng dụng  trên nền tảng SQL Server 2008 R2

    60’

    Lê Ngọc Kỳ Phong – Micrsoft

    2

    Lập trình Game căn bản với XNA dành cho nền tảng Windows Phone 7

    60’

    Trần Quang Trực – ISB Vietnam

    Nội dung chi tiết cho từng chuyên đề sẽ ở mức tiếp cận ban đầu, fundamental dành cho sinh viên mới tiếp cận .NET Framework.

    Thời gian:

    Thời gian training bao gồm 2 buổi sáng (bắt đầu từ 8:30 AM)

    1. Buổi 1: Thứ Bảy                 Ngày 23 tháng 10 năm 2010

    2. Buổi 2: Chủ Nhật              Ngày 24 tháng 10 năm 2010

    Mỗi sinh viên có thể đăng ký tham dự một trong hai buổi training hoặc tham dự cả 2 buổi training.

    Địa điểm:

    Phòng E401

    Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên
    Số 227 Nguyễn Văn Cừ, Quận 5, TP HCM

    Hình thức đăng ký

    Đăng ký tham gia tại: Link Đăng Ký

    Thời gian đăng ký: trước Thứ sáu ngày 22 tháng 10

    * Chú ý: Mỗi sinh viên có thể đăng ký tham dự một trong hai buổi training hoặc tham dự cả 2 buổi training

    Quản trị mối quan hệ với khách hàng (Customer relationship management – CRM)

    [Bài viết hay về CRM]

    Customer relationship management - CRM

    Công ty bạn đã sử dụng CRM chưa?
    Nguyễn Tuyết Mai
    Nguồn: BWP

    Nếu bạn đã từng mua sản phẩm nước hoa của Calvin Klein tại http://www.drugstore.com, thì chắc hẳn bạn sẽ rất bất ngờ bởi thường xuyên nhận được thư chào hàng mỗi khi hãng này giới thiệu một loại hương liệu mới, hay Calvin Klein sẽ gửi cho bạn một e-mail kèm theo lời chào mời khuyến mãi hấp dẫn khi bạn mua hàng trở lại. Thật ra, không có gì là ngạc nhiên cả. Ngày nay, tất cả công việc trên đều được thực hiện tự động nhờ hệ thống Quản trị mối quan hệ với khách hàng (Customer relationship management – CRM).
    Xu hướng sử dụng CRM để tạo dựng và duy trì các mối liên hệ với khách hàng đang ngày càng trở nên phổ biến trong kinh doanh ngày nay. Việc hàng nghìn khách hàng cùng lúc nhận được những lá thư thăm hỏi cũng như những lời mời giảm giá hấp dẫn không còn là điều gì xa lạ nữa. Với CRM, bạn có thể dễ dàng trả lời câu hỏi: Liệu sản phẩm do công ty bạn sản xuất có đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng được không?

    Vậy Customer Relationship Management là gì?

    Trong các hoạt động kinh doanh cũng như quản lý hành chính, mỗi công ty đều có những mối quan hệ với khách hàng, với các đối tác kinh doanh mà mình phải làm việc, phục vụ hoặc cộng tác. Những mối quan hệ này luôn diễn ra giữa hai đội ngũ- một bên là các nhân viên trong công ty và bên kia là các khách hàng, đối tác kinh doanh có quan hệ với công ty. Vì vậy, công ty cần có một hệ thống quản lý sao cho vừa tạo điều kiện cho các nhân viên thực thi tốt mối quan hệ với khách hàng, vừa giúp cho việc quản lý khách hàng được hiệu quả hơn. Và CRM đã ra đời từ đó khi cùng một lúc phục vụ được cả hai yêu cầu trên.

    Viết tắt của cụm từ Quản trị mối quan hệ với khách hàng (Customer Relationship Management), thuật ngữ CRM xuất hiện từ đầu những năm 1990 tại các công ty tư vấn kinh doanh Mỹ. Mong muốn của các chuyên gia khi xây dựng CRM là nhằm tạo ra một phương pháp có thể phát hiện các đối tượng tiềm năng, biến họ thành khách hàng, và sau đó duy trì lâu dài các khách hàng này cho công ty. Đây là một phần mềm giúp các công ty phục vụ khách hàng tốt hơn. Hoạt động của CRM tạo nên một môi trường tựa như “văn phòng ảo” giúp cho việc quản lý được liên tục, không phụ thuộc vào việc nhân viên đang làm việc tại nhiệm sở hay đang đi công tác. Hạt nhân của CRM là một hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp về khách hàng do các bộ phận khác nhau trong công ty thu thập. Hệ thống CRM có thể được thiết kế gồm nhiều thành phần như quản lý thông tin khách hàng, quản lý tương tác khách hàng, quản lý quy trình bán hàng, quản lý maketing, quản lý sản phẩm dịch vụ hay báo cáo thống kê…. Qua việc tối ưu hóa các chu trình và cung cấp cho nhân viên bán hàng mọi thông tin đầy đủ liên quan đến khách hàng, CRM cho phép các công ty thiết lập những mối quan hệ có lợi hơn với khách hàng trong khi cắt giảm được chi phí hoạt động.

    Hiệu quả của hệ thống CRM còn thể hiện ở tính đơn giản khi khách hàng có thể trao đổi thông tin với công ty theo bất cứ cách nào mà khách hàng thích, vào bất cứ thời điểm nào, thông qua bất cứ kênh liên lạc nào, bằng bất cứ ngôn ngữ nào… Dù các yêu cầu của khách hàng có thể phải đi qua những kênh nội bộ phức tạp mới đến đúng bộ phận phụ trách về sản phẩm, dịch vụ đó, nhưng thông qua hệ thống CRM, khách hàng sẽ có cảm giác đang giao tiếp với một thực thể duy nhất và nhận được sự chăm sóc mang tính cá nhân.
    Việc ứng dụng CRM sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho các công ty. Thông thường, chi phí để tiếp cận một khách hàng mới cao gấp 5 đến 15 lần chi phí duy trì một khách hàng đã có sẵn. Chi phí bán hàng và chi phí phục vụ khách hàng cũ cũng thấp hơn nhiều so với một khách hàng mới. Những khách hàng trung thành thường xuyên mua hàng sẽ ít chú ý đến giá cả hơn và cũng dễ phục vụ hơn. Còn những khách hàng hài lòng với công ty sẽ khen ngợi công ty với nhiều người khác, qua đó giúp công ty có thêm những khách hàng mới.

    Bài học và những thành công của các tập đoàn lớn trên thế giới như Gartner, Sap, Oracle, Siebel… khi ứng dụng CRM đã cho thấy: đây là một giải pháp hợp lý và tiết kiệm nhất cho công ty trong việc quản trị khách hàng. Cũng chính các “đại gia” này đã làm sôi động thị trường CRM năm 2004 với doanh thu đạt tới 11,9 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng đạt gần 9%/ năm.

    Các chức năng của một hệ thống CRM

    Nhờ hệ thống CRM, nhân viên giao dịch sẽ dễ dàng nhận ra nhiều đối tượng khách hàng, phối hợp với các bộ phận kỹ thuật khác trong công ty thực hiện các hoạt động maketing, bán hàng và cung cấp dịch vụ phù hợp, nhằm tối ưu hoá lợi nhuận và mang lại sự thoả mãn cao nhất cho khách hàng. CRM còn giúp ban lãnh đạo công ty xem xét, đánh giá hiệu quả công việc của các nhân viên để đưa ra được các chính sách khen thưởng hoặc kỷ luật. Nhìn chung, CRM có các chức năng sau:

    • Chức năng Giao dịch: CRM hoạt động tương tự như đối với chương trình Outlook của Microsoft. Nó cho phép bạn giao dịch thư điện tử trong mạng lưới người sử dụng CRM, đồng thời giao dịch thư tín với bên ngoài nhờ khai báo các tài khoản POP3.
    • Chức năng Phân tích: CRM cho phép công ty tạo lập và phân tích thông tin để quản lý và theo dõi những việc cần làm, chẳng hạn công việc diễn ra với khách hàng nào, trong bao lâu, thuộc dự án hay đề tài nào, do ai chịu trách nhiệm…
    • Chức năng Lập kế hoạch: CRM giúp bạn bố trí lịch làm việc cho cá nhân, cho tập thể, gồm lịch hàng ngày, lịch hàng tuần và lịch hàng tháng.
    • Chức năng Khai báo và quản lý: CRM cho phép khai báo và quản lý các mối quan hệ với khách hàng để nắm được đó là đối tượng nào trên cơ sở những thông tin hồ sơ đơn giản về họ. CRM sẽ giúp xác định có những khách hàng nào thường xuyên quan hệ với công ty, công ty có những cuộc hẹn làm việc với khách hàng nào, khách hàng là đối tác liên quan tới kế hoạch nào cần ưu tiên…
      Chức năng Quản lý việc liên lạc: CRM cho phép quản lý và theo dõi các cuộc gọi điện thoại trong công ty, giúp bạn đặt được kế hoạch vào những thời gian nào cần gọi cho ai, gọi trong bao lâu và bạn đã thực hiện chưa hay đã quên mất…
    • Chức năng Lưu trữ và Cập nhật: CRM cho phép bạn đọc và ghi tài liệu dù là bất cứ dạng văn bản gì, nhờ đó, người sử dụng hệ thống CRM có thể chia sẻ với nhau về các tài liệu dùng chung, những tài liệu cần cho mọi người tham khảo. Đặc biệt khi nhân viên đi công tác xa, anh ta vẫn sử dụng được một cách dễ dàng kho tài liệu chung của công ty mình, đồng thời có thể gửi vào đó những hồ sơ tài liệu mới cho đồng nghiệp bất chấp khoảng cách địa lý… Có thể nói, CRM đã loại bỏ hoàn toàn việc gửi văn bản đính kèm qua thư điện tử đến với mọi người một cách rời rạc như trước đây.
    • Chức năng Hỗ trợ các dự án: CRM cho phép khai báo và quản lý thông tin cần thiết về những dự án mà công ty bạn cần lập kế hoạch và triển khai. Cùng với những thông tin chính về dự án, bạn có thể quản lý danh sách các thành viên tham gia dự án, họ thuộc các công ty nào, tiến trình công việc diễn ra như thế nào, thời điểm các cuộc hẹn ra sao, các hợp đồng nào cần ký kết…. Bạn cũng có thể phân chia dự án thành các dự án nhỏ hơn và lên lịch trình thực hiện chúng.
    • Chức năng Thảo luận: CRM tạo ra môi trường giao lưu thông tin công khai trên toàn hệ thống thông qua việc viết tin, trả lời tin… CRM có thể giúp từng nhóm người trao đổi trực tuyến để thể hiện quan điểm, ý kiến của mình về một vấn đề nào đó, bất kỳ họ đang ngồi tại cơ quan hay đang đi công tác.
    • Chức năng Quản lý hợp đồng: CRM cho phép quản lý danh sách các hợp đồng kèm theo, dù đó là những nguyên bản hợp đồng lưu dưới dạng PDF.
    • Chức năng Quản trị: CRM cho phép các nhà quản trị công ty xác lập vai trò và vị trí của những nhân viên bán hàng, nhân viên quan hệ khách hàng, qua đó quản lý và phát huy hết vai trò của họ.

    Làm thế nào có chương trình CRM thực sự hiệu quả?

    Theo ước tính của hãng Forrester Research thì trong năm nay, các công ty trên toàn thế giới sẽ chi khoảng 13 tỷ USD vào hệ thống CRM. Tuy nhiên, không ít các công ty đã phải thừa nhận rằng họ luôn gặp thất bại trong việc duy trì mối liên hệ với khách hàng. Còn theo hãng nghiên cứu và phân tích thị trường Gartner, có đến 70% các dự án CRM được triển khai không thành công, nhiều công ty đã vì thế mà chùn bước và xem CRM như một cuộc hành trình đáng sợ. Vậy đâu là lý do? Có phải các công ty chưa hiểu hết về CRM hay họ chưa thực sự quan tâm tới CRM?

    Theo Tom Siebel, một trong những chuyên gia hàng đầu về CRM, thì có 7 nguyên nhân khiến các dự án CRM thất bại, đó là: Sự chưa hiểu biết về CRM của ban lãnh đạo công ty; Thiếu các kế hoạch chiến lược; Các dữ liệu không đầy đủ;: Thiếu chuyên môn; Thiếu những nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ với khách hàng; Chu trình công nghệ không hợp lý; Các yếu tố văn hóa của công ty.
    Mặc dù có nhiều nguyên nhân, nhưng theo Tom thì nếu tháo gỡ được các vướng mắc khi triển khai CRM, các công ty vẫn có thể đạt được thành công. “Để CRM thực sự đạt hiệu quả, bạn không chỉ đơn thuần mua phần mềm CRM và cài đặt là xong, mà bạn phải xác định loại thông tin gì về khách hàng cần phải có và sử dụng các thông tin đó như thế nào. Tiếp theo, bạn cần làm rõ tất cả các cách thức để thông tin về khách hàng đến được với công ty, dữ liệu này lưu trữ ở đâu, lưu trữ như thế nào và hiện đang được sử dụng ra sao?”- Tom nói.

    Sự quan tâm sâu sắc từ các nhà quản lý cấp cao

    CRM sẽ không thể thành công nếu không có sự quan tâm sâu sắc từ phía các nhà quản lý cấp cao. Những nhân vật này nên sẵn lòng tham gia và lãnh đạo hệ thống CRM với mong muốn đem lại những kết quả tốt nhất. Các công ty sẽ tránh khỏi nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai CRM nếu các nhà quản lý cấp cao không phó mặc quyền quản lý và điều hành cho một bộ phận riêng biệt. CRM cần sự hỗ trợ từ tất cả mọi thành viên trong công ty, đặc biệt là ban lãnh đạo và bộ phận IT, thay vì để một nhóm các nhân viên tự mình điều hành và xử lý các vấn đề phát sinh. Trước tiên hãy xác định các quy trình làm việc và tác động của CRM, sau đó mới nghĩ đến các yếu tố kỹ thuật khi triển khai. Yếu tố con người khi áp dụng CRM là một trong những thách thức lớn nhất. Do vậy, yêu cầu đặt ra là các nhà quản lý cấp cao trong công ty cần tham gia từ đầu quá trình triển khai CRM và phải làm sao để hệ thống CRM được ứng dụng một cách hiệu quả nhất.

    Cải thiện các quy trình và cách thức kinh doanh

    Tom trích dẫn lời khuyên của Rob Bois, một nhà phân tích tại AMR Research: “Các công ty cần phải tiếp cận CRM theo một lập trường quan điểm kinh doanh duy nhất. Hãy nhận ra đâu là nơi mà các quy trình quản lý khách hàng bị đứt quãng hay cần chỉnh sửa, trước khi đánh giá tính hiệu quả của hệ thống CRM, cũng như tăng cường yếu tố kỹ thuật cho các phần mềm CRM”. Rất nhiều trường hợp, các vấn đề được giải quyết ổn thỏa bằng việc cải thiện các quy trình và cách thức kinh doanh, thay vì bỏ thêm tiền để nâng cấp phần mềm và hệ thống CRM. Cả Tom và Bois đều cho rằng: “Bạn đừng tự động hoá các quy trình và cách thức kinh doanh yếu kém”.
    Trong quá trình cải thiện các quy trình và cách thức kinh doanh, công ty cần có biết tìm ra mô hình CRM phù hợp với các đặc thù kinh doanh của công ty mình, chứ không phải “gọt giũa” các hoạt động đó cho phù hợp với những phần mềm CRM. Việc triển khai CRM sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nếu công ty bỏ qua khâu tổ chức biện pháp thực hiện sao cho hiệu quả nhất. Và các nhà quản lý nên dành nhiều thời gian của mình cho việc thu thập và sắp xếp dữ liệu, để biến dữ liệu thành một lợi thế, chứ không phải một chướng ngại vật.

    Xây dựng một chu trình quản lý khách hàng

    Sở dĩ Oracle triển khai thành công hệ thống CRM là nhờ trước, công ty này đã soạn thảo một chu trình quản lý khách hàng hiệu quả trên giấy tờ. Chu trình này đặt việc xác định, phân loại, lập mục tiêu và quan hệ tương tác với khách hàng trong một chuỗi các cơ sở thông tin liên tục, nhằm tạo ra những mối quan hệ sâu sắc hơn và tốt hơn với khách hàng. Chu trình cần phải thỏa mãn các yêu cầu “đúng”: đúng khách hàng, đúng sản phẩm, đúng lúc, đúng giá, đúng kênh phân phối, đúng thông điệp và đúng chi phí.
    Tất nhiên, thỏa mãn các yêu cầu “đúng” đó không phải là việc dễ dàng. “Tại rất nhiều công ty, dữ liệu về khách hàng thường bị “chẻ nhỏ” và phân tán trong các hệ thống lưu trữ khác nhau, vì thế chúng có rất ít khả năng tạo ra một bức tranh toàn cảnh về khách hàng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến công tác tiếp thị, làm tăng chi phí dịch vụ, mà còn làm giảm hiệu quả của kênh quan hệ khách hàng. Giải pháp cho vấn đề này là đưa tất cả dữ liệu về khách hàng tập trung về một nơi theo mô hình dữ liệu thống nhất”- Tom nói.
    Bên cạnh đó, việc phân loại khách hàng thường xuyên, hay việc tìm hiểu khách hàng nào mang lại lợi nhuận nhiều nhất, lợi nhuận trung bình và lợi nhuận ít nhất cũng rất cần thiết, bởi dựa vào đó, công ty có thể vạch ra một chiến lược để duy trì và phát triển các khách hàng, nhằm tăng thêm lợi nhuận cho công ty, đồng thời loại bỏ các khách hàng không mang lại lợi nhuận.

    Tư vấn và triển khai CRM theo yêu cầu (on-demand CRM)

    Các công ty cần dành ra nhiều thời gian để đánh giá và cân nhắc xem mô hình CRM nào thích hợp nhất với mình. CRM chỉ thực sự phát huy hết hiệu quả khi nó được thực thi trên nền tảng công nghệ và cách thức ứng dụng hợp lý. Những công ty kinh doanh nhỏ có thể xem xét đến việc thuê những công ty chuyên nghiệp tư vấn và thực hiện giúp mình các giải pháp CRM, bởi vì cách thức này sẽ ít rủi ro hơn, chi phí cũng tiết kiệm hơn, trong khi vẫn giải quyết ổn thoả các vấn đề quản lý mối quan hệ với khách hàng.
    Salesforce.com là một địa chỉ cung cấp mô hình tư vấn và triển khai CRM theo yêu cầu giúp các công ty nhỏ có khả năng triển khai CRM nhanh chóng mà không cần thiết lập riêng một bộ phận CRM chuyên trách. Một trong những lý do khiến dịch vụ CRM theo yêu cầu được yêu thích là bởi ngày càng có nhiều công ty không muốn đầu tư nguồn lực để nghiên cứu những giải pháp quản trị khách hàng trong nội bộ của mình. Họ chỉ cần thuê những công ty CRM chuyên nghiệp làm công việc này. Ước tính sẽ có khoảng từ 20 đến 25% các công ty sử dụng CRM chuyển sang mô hình dịch vụ thuê CRM theo yêu cầu trong vòng ba đến năm năm tới, tuy nhiên, nó sẽ không trở thành sự lựa chọn duy nhất khi triển khai CRM.

    CRM cần được ứng dụng tại tất cả các công ty, không kể quy mô và kích cỡ. Nhiều công ty tập đoàn lớn cũng phải nhờ cậy đến những công ty chuyên nghiệp thực hiện giúp các giải pháp CRM. Giống như các công ty nhỏ, những tập đoàn lớn này cũng cảm thấy việc đi thuê tư vấn CRM rất có ý nghĩa và tiện lợi.

    Sau cùng, nhận ra những vấn đề vướng mắc khi triển khai CRM trong quá khứ, nhiều công ty đang tỏ ra cẩn trọng hơn khi tiến hành các bước thực hiện CRM, nhằm đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh ít rủi hơn, cũng như việc chăm sóc khách hàng ngày một tốt hơn. Các công ty đã quan tâm nhiều hơn đến những mục tiêu của mình, một vài công ty xem CRM như một giải pháp có tính chiến lược cho mình, trong khi số khác lại xem đây như là một quy trình trong các hoạt động của công ty.
    Quả đúng như vậy, có rất nhiều công ty hiện nay đang phải đầu tư hàng triệu USD để “dọn dẹp” và tổ chức lại các khối dữ liệu khổng lồ, nhằm xây dựng một nền tảng dữ liệu hợp lý hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Vậy thì tại sao bạn không tránh xa bài học đó bằng việc thiết lập một hệ thống CRM hiệu quả ngay từ bây giờ?

    (Tổng hợp và dịch từ IT&D, Nihon Keizai)

    Chương trình đào tạo “Mô hình tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp” tháng 8/2010

    Nhằm mục tiêu giúp sinh viên tiếp cận với các kiến thức cơ bản, tổng quan cùng các kỹ năng cơ bản trong việc ứng dụng các tính năng mới vào việc vận hành và bảo trì hệ thống mạng trên nền tảng Microsoft. Trung tâm đào tạo mạng máy tính Nhất Nghệ phối hợp cùng công ty Microsoft tổ chức Chương trình đào tạo “Mô hình tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp”, đây là khóa học hoàn toàn miễn phí dành cho các bạn sinh viên tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.

    Thời gian Nội dung chính của khóa học
    Buổi sáng
    8:30 – 9:30 Nhu cầu, thách thức đối với việc quản trị mạng và hệ thống thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp
    9:30 – 10:30 Mô hình tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin doanh nghiệp dành cho tổ chức, doanh nghiệp
    10:30 – 11:30 Giới thiệu một số công nghệ mới điển hình của Microsoft đáp ứng việc chuẩn hóa và tối ưu hóa hệ thống Công nghệ thông tin
    Buổi chiều
    13:30 – 16:30 Thực hành làm quen với một số chuyên đề công nghệ trong việc quản trị mạng và hệ thống thông tin

    Nội dung của buổi học sẽ do thầy Trần Văn Huệ – Giám đốc Trung tâm Nhất nghệ trình bày.

    Lịch tổ chức khóa học trong tháng 8/2010

    • Đợt 1: Vào thứ 7, ngày 07 tháng 08 năm 2010
    • Đợt 2: Vào thứ 7, ngày 14 tháng 08 năm 2010
      Địa điểm: Trung tâm đào tạo mạng máy tính Nhất Nghệ, số 105, Bà Huyện Thanh Quan, Q3, TPHCM

    Để có thể tham gia khóa học, các bạn sinh viên tiến hành đăng kí thông tin theo 2 bước sau:

    1. Đăng kí tại Website Home – TECHNETVIETNAM.NET | IT Professional Community Vietnam , sau khi đăng kí, các bạn vào trang “Edit Profile”, thiết lập thông tin “Location” theo cấu trúc [CoreIO]<Tên trường của bạn>
    2. Gửi email đăng kí tham dự khóa học về địa chỉ email kyphong88@live.com , với các thông tin bao gồm:
      o Họ tên: <Họ tên>
      o Trường: <Trường đang học>
      o Năm học: <Năm học thứ …>
      o Nickname tại Website Technet Vietnam: <Nick name tại Website TechNet Vietnam>
      o Ngày học: <Sinh viên chọn 1 trong 2 ngày học của tháng theo lịch> Đây là Chương trình đào tạo rất  hay và bổ ích cho các bạn sinh viên, giúp các bạn có thể cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên đề về quản trị hệ thống mạng trên nền tảng công nghệ Microsoft.

    Brochure chương trình đính kèm

    CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỐI ƯU HÓA HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 8-2010 http://d1.scribdassets.com/ScribdViewer.swf

    Expression Web 4 has stopped working

    Link about Expression Web 4 has stopped working because of Kaspersky’s protection, and how to resolve it: [For my friend ^ ^]

    http://social.expression.microsoft.com/Forums/en-US/web/thread/fbd2193d-8646-4a7b-a8e5-45c26239f7c6 

    “We have tracked this down to an interaction between Kapersky and our new extensibility functionality.  We now support writing add-ins in JScript and we ship two add-ins with Expression Web 4 to show off that functionality — the Insert Symbol and the Mark of the Web add-ins.  When you launch Expression Web, we’re trying to load those add-ins and Kapersky is getting in the way.  This isn’t the first time that Kapersky has had this problem.

    If you re-register JScript.dll, that solves the problem but it also opens a small hole in Kapersky’s protection.  To try this, you would follow the directions at the bottom of this post.  We don’t yet recommend this approach, though, at least not until we’ve talked to the Kapersky team.

    Another alternative is to move or delete the two add-ins we ship with.  You’ll find them in the enExtensions directory in the main Expression Web installation directory.  Neither of these is necessary for the app to run and removing them may, at least temporarily, solve the problem.

    To re-register JScript.dll:

    1.  Close Expression Web and open a command prompt as Administrator.

    2.  Type regsvr32 %windir%syswow64jscript.dll (for 64-bit machines, which seem to be the major problem) or regsvr32 %windir%system32jscript.dll (for 32-bit machines).

    3.  Relaunch Expression Web.


    Paul Bartholomew, Microsoft Expression Web”